Đơn vị nghiệp vụ

(028) 3872 3316 - 3872 3317

ext

Quay lại
Câu hỏi Cảng biển hiện đại có những công dụng gì?
Người gửi:Nguyễn Tuấn Kiệt - 15 Lạch Tray, Tp. Hải Phòng; : 24/10/2014
 
Trả lời

                Hải cảng hiện đại luôn có những hoạt động khẩn trương. Một dàn “nhạc giao hưởng” với tiết tấu nhanh, gấp của tiếng còi, tiếng động cơ ô tô vào ra nhận trả hàng, tiếng ì ầm của những cần cẩu cạnh bờ đang hối hả làm việc và còn nữa là tiếng người, … đang diễn ra nơi bến cảng.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đi dạo xem phong cảnh nơi cảng biển, dọc theo hai bên đường ra bến cảng, đâu đâu cũng thấy khách sạn biển, tiệm cà phê, rạp chiếu phim, trạm xăng dầu, cửa hàng, cửa hiệu, … Nhìn xa hơn một chút, những lá cờ nhiều màu sắc phất phới tung bay trên đỉnh cột buồm lô nhô của các thuyền tàu đánh bắt cá, các loại tàu dần neo đậu nơi cầu tầu, những con đê chắn sóng giống như những cánh tay vươn dài ra biển cả, chặn ngang những con sóng hung dữ, giữ cho mặt nước nơi cảng khẩu phẳng lặng yên bình đến mức không nghe thấy tiếng vỗ của sóng. Cảng biển là trạm nghỉ ngơi của các thủy thủ, thuyền viên xa bờ lâu ngày trở lại, nó là miếng đất mở rộng của những con tàu.

Đi về phía trong một chút, ta thấy những ụ tàu; ụ tàu có hai loại: ụ nổi và ụ cạn. Ụ nổi được tạo thành bởi nhiều phao nổi, có thể điều tiết độ chìm nổi của ụ nổi bằng cách bơm nước vào hoặc hút nước ra ở những phao nổi này. Khi bơm nước vào các phao nổi thì ụ nổi chìm sâu xuống và tàu cần sửa chữa có thể đi vào ụ nổi. Khi hút nước từ các phao nổi ra, ụ nổi nổi dần lên và mang theo cả tàu cần sửa chữa, lúc này có thể tiến hành sửa chữa tàu. ụ cạn được tạo nên bởi con người tạo thành các âu thuyền, có các cửa van, mở van thì nước tràn vào ụ, lúc này tàu cần sửa chữa có thể vào ụ; sau đó đóng van và xả nước, tàu cần sửa chữa hạ dần độ cao theo độ rút của nước trong âu thuyền, cuối cùng tàu được đặt trên các giá đỡ, khi đó có thể tiến hành công việc sửa chữa. Các ụ tàu ở cảng biển là các “phòng bảo vệ sức khỏe và bệnh viện” của các loại tàu thuyền.

Bến cảng để tàu thuyền neo đậu là khu quá độ giữa lục địa nhân tạo và biển cả. Ở khu quá độ có thể đóng cọc, trên bờ biển hình thành một bãi bằng phẳng để tàu thuyền cặp bến thuận tiện cho xếp, bốc hàng hóa, mọi phương tiện vận chuyển đều có thể trực tiếp đến gần các con tàu để xếp, bốc dỡ hàng nhờ các cần cẩu. Lượng hàng hóa thông qua các cảng khẩu hiện đại không quyết định bởi bến cảng có diện tích to hay nhỏ mà quyết định bởi trình độ cơ giới hóa của bến cảng. Cảng biển là yết hầu của vận chuyển trên biển.

Cảng biển hiện đại có thể nói là khu triển lãm về vận chuyển cơ giới, cẩu nhắc cơ giới mới nhất. Cạnh cảng có các loại cần cẩu, trên bến cảng tấp nập vào ra các loại phương tiện vận chuyển như xe rơmoóc để chở côngtennơ, xe xtéc để chở dầu, xe thùng chở xi măng, xe lạnh chở thực phẩm, xe ben chở hàng rồi như lương thực, than đá, v.v.

Các bến cảng trên khắp thế giới đều chia làm 2 loại: cảng thông dụng và cảng chuyên dụng. cảng thông dụng là cảng có thể dung nạp tất cả các loại hàng hóa, còn cảng chuyên dụng là cảng chuyên dùng cho một loại hoặc một số loại hàng hóa nhất định, như cảng dầu chuyên dụng, cảng côngtennơ chuyên dụng, v.v. Tổ chức và sắp xếp của 2 loại cảng này có những điểm không giống nhau.

Cảng biển hiện đại đa phần là vận chuyển hàng hóa. Hiện tại 85% lượng hàng buôn bán trao đổi trên thế giới đều thông qua vận tải biển. Bến cảng xúc tiến việc giao lưu hàng hóa và sự phát triển kinh tế của các châu lục trên thế giới.

Bến cảng có lượng hàng hóa thông qua lớn nhất trên thế giới hiện nay là cảng Amsterdam của Hà Lan, cảng New York của Mỹ, cảng Antwerp của Bỉ và cảng Marseille của Pháp. Năm 1980 cảng Amsterdam có lượng thông qua 293 triệu tấn, chiếm vị trí quán quân thế giới về lượng thông qua cảng.

Trên 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc đều được vận chuyển bằng đường biển, gần 40 năm nay Trung Quốc cũng đã xây dựng mới và mở rộng rất nhiều bến cảng, như Tân Cảng Thiên Tân, cảng Đại Liên thuộc Liêu Minh, cảng Liên Vân của Giang Tô, v.v.

(Nguồn http://elib.dostquangtri.gov.vn/)